Bạn đánh giá: 0 / 5

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

GIẢI PHẪU HỌC NHÃN CẦU

Mắt là cơ quan giúp ta thu nhận cảm giác ánh sáng, giúp ta nhận biết sự vật của thế giới xung quanh nhiều hơn bất cứ giác quan nào khác.
Ảnh minh họa
Bình thường mắt có thể nhìn gần cũng như nhìn xa rõ nhờ chức năng điều tiết.
 
Cấu trúc giải phẫu của mắt như trong hình bao gồm: phần trong suốt ở trước nhất gọi là giác mạc (cornea). Mống mắt (iris) và đồng tử (pupil) ở ngay sau giác mạc. Thủy tinh thể (lens) nằm sau đồng tử và mống mắt. Võng mạc (retina) là lớp sau cùng. Ánh sáng đi từ ngoài vào qua giác mạc trong suốt. Đây là phần có công suất khúc xạ lớn nhất, chiếm 2/3 công suất khúc xạ của toàn bộ nhãn cầu. Sau đó ánh sáng đi đến thủy tinh thể. Nhờ có chức năng điều tiết của thủy tinh thể mà ánh sáng từ xa hoặc gần có thể hội tụ dược trên võng mạc, giúp ta nhìn rõ. Võng mạc là lớp thần kinh cảm thụ ở trong cùng, từ đó truyền xung thần kinh lên võ não tạo ra cảm nhận về sự vật.