Khoa Dược - VTYTTB - Xét nghiệm - CNK

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Phó khoa phụ trách: DS Trần Minh Quân

Nhiệm vụ chính:

I. Dược:

1. Lập kế hoạch, cung cấp và bảo đảm số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, cồn, gạc cho điều trị nội trú và ngoại trú, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý.

2. Pha chế một số thuốc dùng trong bệnh viện.

3. Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong toàn bệnh viện. Trưởng khoa dược và dược sĩ được uỷ nhiệm có quyền thay thế thuốc cùng chủng loại.

4. Tham gia guản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm đạt hiệu quả cao trong phục vụ người bệnh.

5. Là cơ sở thực hành của các trường đại học y dược, khoa y trong các trường đại học và các trường trung học y tế.

6. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc.

 

II. Vật tư, thiết bị y tế:

1. Căn cứ kế hoạch chung của bệnh viện lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong bệnh viện trình giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu hao theo kế hoạch được duyệt.

2. Tổ chức đấu thầu mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định của Nhà nước.

3. Tổ chức duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời.

4. Xây dựng phương án lắp đặt cải tạo máy theo quy phạm Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theo thẩm quyền.

5. Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy. Đối với những máy đắt tiền, quý hiếm phải có người trực tiếp bảo quản và sử dụng theo quyết định của giám đốc bệnh viện.

6. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế. Mỗi lần kiểm tra phải ghi nhận xét và ký tên vào hồ sơ lý lịch máy

7. Kiểm tra công tác bảo hộ lao động, đặc biệt đối với các máy tối nguy hiểm theo danh mục quy định của Nhà nước.

8. Định ký đánh giá, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng vật tư thiết bị y tế trong danh mục quy định của Nhà nước.

9. Tổ chức học tập cho các thành viên trong bệnh viện hoặc các bệnh viện tuyến dưới học tập về bảo quản,sử dụng, sửa chữa thiết bị y tế nhằm nâng cao tay nghề và sử dụng thiết bị y tế có hiệu quả.

 

III. Xét nghiệm:

1. Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm về huyết học, hoá sinh, vi sinh, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị.

2. Phải đảm bảo an toàn cho các thành viên trong khoa và môi trường xung quanh.

3. Việc quản lý trang thiết bị theo đúng quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.

 

IV. Chống nhiễm khuẩn:

1. Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế cho toàn bệnh viện.

2. Giám sát việc xử lý chất thải cho toàn bệnh viện.

3. Bảo đảm vệ sinh bệnh viện sạch đẹp.

4. Giám sát mọi thành viên trong bệnh viện thực hiện kỹ thuật vô khuẩn, vệ sinh khoa phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Huấn luyện, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới về công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện.