Bệnh sán dây

Bệnh sán dây gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn, bò chưa nấu chín.

130419 baobd benhsanday

Chu trình phát tán, lây nhiễm bệnh sán lợn.

Bác sĩ Đoàn Văn Ngư, Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh), cho biết: “Ở Việt Nam có nhiều loại sán dây nhưng chủ yếu là 3 loại sán dây: sán dây lợn: Taenia solium, Taenia asiatica; sán dây bò: Taenia saginata. Sán dây trưởng thành sống ký sinh trong ruột người có thể dài 2 -12 m, sán lưỡng tính và sinh sản bằng cách rụng đốt, phát tán trong môi trường và giải phóng trứng. Trâu, bò, lợn ăn phải trứng và đốt sán hoặc ăn phân người có sán; trứng vào dạ dày và ruột nở ra ấu trùng chui qua thành ống tiêu hóa vào máu và tới các cơ vân tạo kén màu trắng đục - vì thế ta gọi loại thịt có ấu trùng sán là bò gạo, lợn gạo. Người ăn phải thịt này chưa nấu chín sẽ mắc bệnh ấu trùng sán lợn có địa phương gọi là sán cơ, sán não.

Bệnh ấu trùng sán lợn tùy vị trí phát bệnh mà gây ra các rối loạn chức năng khác nhau như: động kinh, liệt, nói ngọng, rối loạn ý thức, có những cơn nhức đầu dữ dội, tăng nhãn áp, giảm thị lực, song thị...

Những biểu hiện khi mắc bệnh dễ nhận biết là: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể, thần kinh hoặc dễ cáu gắt; đốt sán theo phân ra ngoài hoặc con sán tự bò ra hậu môn, một số trường hợp xuất hiện trứng trong phân.

Để phòng bệnh ta không ăn thịt lợn, bò chưa nấu chín; sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không thả rông lợn, bò; không ăn rau sống nếu chưa rửa thật kỹ; giữ gìn vệ sinh thật tốt.

 

Tác giả bài viết: Thu Phương - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Nguồn tin: Báo điện tử Bình Định